Đắng miệng kèm theo các triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng xảy ra trong 1-2 ngày có thể là do sự suy giảm sức khỏe khi mới ốm dậy hoặc sau thời gian sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu cảm giác đắng miệng kéo dài trong nhiều ngày liền, đây rất có thể là cảnh báo bạn đang bị suy giảm chức năng gan hoặc một vấn đề không tốt về gan.
Khi cảm giác đắng miệng, chán ăn do suy giảm chức năng diễn ra trong thời gian dài, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, cơ thể sẽ có những tình trạng: ăn không tiêu, trướng bụng, ngại ăn đồ dầu mỡ, đau tức vùng bụng trên bên phải, rối loạn tiêu hóa, …
Những bệnh về gan có biểu hiện đắng miệng

Đắng miệng có thể là cảnh báo gan bạn đang gặp phải các vấn đề:
- Suy giảm chức năng gan do uống nhiều bia rượu, sử dụng nhiều thuốc tây, kháng sinh, …
- Viêm gan, xơ gan mãn tĩnh
- Gan nhiễm mỡ
- Ung thư gan
Với triệu chứng đắng miệng do ung thư gan, ngay cả khi ăn đồ ngọt, người bệnh cũng khó có cảm giác được vị ngọt. Nguyên nhân là do thành phần trong nước bọt bị thay đổi sự tuần hoàn trong huyết dịch ở lưỡi bị cản trở.
Đắng miệng kéo dài – phải làm gì?

Đắng miệng là cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe. Nhưng khi đắng miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng: chóng mặt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, … vậy rất có thể đây chính là một trong những dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe gan, mật.
Khi phát hiện những dấu hiệu này, không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe gan, tránh những nguy hại đáng tiếc, nên có biện pháp bảo vệ gan hợp lý hàng ngày. Đối với người thường xuyên sử dụng bia rượu, cần giải độc rượu, thanh lọc gan mỗi ngày và ngay sau khi sử dụng. Trong đó, nê ưu tiên sử dụng các sản phẩm kết hợp 3 loại thảo dược: khúng khéng, hồng sâm, kế sữa để vừa giải rượu mát gan, vừa tăng sức đề kháng, bổ gan, bảo vệ gan một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh về gan, nên có thái độ tích cực, phối hợp với liệu trình trị liệu của bác sĩ để có kết quả trị liệu tốt đẹp nhất.