Theo thống kê của Bộ Y tế hiện nay, số lượng người mắc bệnh viêm gan càng ngày càng gia tăng. Từ đó mà việc áp dụng và thực hiện các phương pháp điều trị là vô cùng cấp bách và cần thiết. Nhưng tuy nhiên, một trong những phương pháp có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của những người mắc bệnh viêm gan mà không phải ai cũng biết, đó chính là sử dụng sữa đậu nành.
Tại sao bị viêm gan nên uống sữa đậu nành?
Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa đậu nành rất cao, giàu protein, vitamin B, các nguyên tố vi lượng, vitamin B3… Sữa làm từ đậu nành rất tốt cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, béo phì, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan rất tốt. Khi bị viêm gan, uống sữa làm từ đậu nành sẽ giúp cho người bệnh nâng cao khả năng miễn dịch. Do đó, bạn nên cung cấp nhiều thực phẩm từ đậu nành như sữa, tào phớ, đậu phụ…

Tuy uống sữa làm từ đậu nành rất tốt cho bệnh nhân viêm gan, nhưng nếu bạn lạm dụng uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ khiến sức khỏe xấu đi. Bởi vì đậu nành có tính hàn, có hàm lượng oligosaccharide khá cao, nếu không kiểm soát lượng hấp thu sẽ khiến cơ thể buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy… Do đó, nếu gia đình có người mắc bệnh viêm gan thì hãy nhớ cung cấp các thực phẩm từ đậu nành vào khẩu phần ăn của gia đình nhưng cũng nên tính toán kỹ lưỡng về lượng tránh tình trạng “bội thực” dinh dưỡng.
Lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nhưng cũng nên lưu ý các vấn đề sau để việc uống sữa đậu nành tốt cho bệnh viêm gan:
– Không ăn trứng trước hoặc sau khi uống sữa làm từ đậu nành: bởi vù chúng giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác. Khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cũng như ở trong trứng.
– Không nên lạm dụng nhiều sữa:bất cứ thứ gì cũng vậy việc uống quá nhiều đều không tốt và với sữa đậu nành cũng vậy, sẽ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do chất dinh dưỡng trong sữa làm từ đậu nành không được hấp thu hết.

– Không sử dụng đường nâu pha với sữa làm từ đậu nành vì Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein làm phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.
– Khi đói bạn không nên uống sữa mà phải ăn kèm với thực phẩm khác vì protein trong đậu nành sẽ phân hủy.
– Nấu chín sữa trước khi uống vì đậu nành sống chứa nhiều chất độc hại như trypsin, saponin gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài…
– Các bệnh nhân có triệu chứng của bệnh gut cũng hạn chế sử dụng sữa làm từ đậu nành vì đậu có tính hàn nên gây đầy bụng, trướng hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài.
– Còn các biểu hiện như thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng hạn chế vì uống khiến tình trạng trở nên nặng thêm.
– Không uống cùng thuốc kháng sinh có thành phần như tetracycline, erythromycine vì chúng sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa làm từ đậu nành. Nếu uống thì bạn hãy để cách nhau 1 tiếng đồng hồ
Tổng hợp: Dương Hoàng